Chương trình đào tạo về kỹ năng tài chính cho học sinh đầu tiên được xây dựng cho học sinh Việt Nam bởi các chuyên gia tài chính Việt Nam

HomeBusinessKhởi nghiệp tinh gọn Lean Startup và Mô hình Lean model canvas, Phần 1

Khởi nghiệp tinh gọn Lean Startup và Mô hình Lean model canvas, Phần 1

Đầu tiên, Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn là phương pháp với quy trình và cách thức để giúp bạn quản lý quá trình khởi nghiệp của mình. Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn bắt nguồn từ Lean Manufacturing của Toyota nhằm giảm thiểu các hao phí sản xuất xe.

Nói theo một cách đơn giản thì Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn chính làm Startup theo một hướng ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ.

Tại sao cần Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn

Với các mô hình khởi nghiệp thông thường, khi có một ý tưởng mới và muốn thực hiện nó, bạn kêu gọi một số người giỏi ra làm cùng mình. Cả nhóm tập trung nhiều tháng ngồi lập kế hoạch kinh doanh. Ngồi trong phòng phân tích và tìm hiểu thị trường để tạo ra 1 bản kế hoạch tuyệt vời- có-một-không-hai. Rồi mất 6 tháng để phát triển sản phẩm sau đó cho ra mắt sản phẩm. Dù đã đầu tư nhiều thời gian nhưng có 10 người thì 7 người thất bại, 2 người ngoi ngóp và 1 người có thể cho là tạm thành công! (Theo một số liệu được thống kê tại Mỹ).

Vậy sai lầm là ở đâu? Bản thân mọi sự đầu tư cả tiền bạc và thời gian mà không đem lại GIÁ TRỊ cho khách hàng đều được xem là lãng phí. Vậy nếu tốn cả năm trời để lên kế hoạch và cho ra đời 1 sản phẩm và cho ra đời một sản phẩm tưởng-như-hoàn-hảo thì nó lại không được khách hàng hưởng ứng do chưa đáp ứng được các giá trị mà họ mong muốn thì đó có phải là quá lãng phí?

Về căn bản khởi nghiệp là chất xúc tác để chuyển ý tưởng thành sản phẩm. Mỗi khi khách hàng tương tác với sản phẩm họ sẽ tạo ra vòng phản hồi Xây dựng – Đo lường – Học hỏiVòng phản hồi này là cốt lõi của mô hình khởi nghiệp tinh gọn. Nó quan trọng hơn tiền bạc hay các phần thưởng bởi nó sẽ ảnh hưởng và định hình cho hàng loạt các sản phẩm sau này.

Với mô hình khởi nghiệp tinh gọn, thay vì cố gắng xây dựng một sản phẩm với đầy đủ cá tính năng trong một giai đoạn thai nghén kéo dài, nhiều cân nhắc và bước tiến thì bạn nên chọn lọc ra 1 hoặc vài tính năng cơ bản nhất rồi hoàn thiện nó. Sản phẩm được tạo ra ở giai đoạn này được gọi là MVP (Minumum Viable Product – một sản phẩm khá dụng tối thiểu) bởi mục đích của MVP là bắt đầu quá trình học hỏi và mục tiêu của nó là để kiểm tra các giả thiết trong kinh doanh.

Nếu thành công bạn có thể bắt đầu các bước tiếp theo của dự án bao gồm việc thử nghiệm các nhóm khách hàng mới, bổ sung nhân lực cho các thử nghiệm tiên tiến hơn, cao cấp hơn. Cứ như vậy sản phẩm của bạn sẽ liên tục được nâng cấp, cải tiến và có thêm tập khách hàng mới.

Ưu điểm và Lợi ích của Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn

Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn có một số các ưu điểm nổi trội sau:

1. Tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường

Theo thống kê thì 90% startup thất bại là do không tìm được khách hàng. Với Lean Startup các sản phẩm tạo ra liên tục được hoàn thiện thông qua vòng phản hồi sau các đanh giá với khách hàng. Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm với khách hàng cũ và mở rộng đối tượng khách hàng mới

2. Giảm thiểu rủi ro

Hiếm có 1 startup nào có thể hoàn thiện và tạo ra một bảng kế hoạch hoàn hảo ngay từ đầu. Vậy nên áp dụng cách tiếp cận theo hướng LeanStartup sẽ tạo ra hệ thống kiểm các công cụ kiểm ra tầm nhìn thường xuyên và liên tục. Áp dụng phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn giảm thiểu nhiều các rủi ro. Dù bạn có sai, bạn cũng không tốn quá nhiều thời gian và công sức với một sản phẩm có tính khả dụng tối thiểu và hoàn toàn có thể phát triển sản phẩm sau nhiều lần kiểm thử như vậy.

3. Làm việc thông minh hơn

Làm việc thông minh luôn tốt hơn là làm việc chăm chỉ.

Làm việc chăm chỉ có thể tốn của bạn rất nhiều thời gian nếu bạn không đi đúng đường và làm nó đúng cách. Làm việc và thử nghiệm với một vài tính năng cơ bản nhất trước không chỉ giúp bạn giảm thiểu khối lượng công việc mà còn giúp bạn đặt toàn bộ nỗ lực của mình vào những thứ có giá trị và tạo ra lợi nhuận hơn trong thời gian ngắn hơn, tốn ít công sức hơn và ít tốn kém hơn. Với vòng phản hồi ngắn, thay vì mất 6 tháng thì bạn có thể chỉ mất 2 tuần để đưa ra một bản demo đến tay khách hàng. Thay vì một năm thử nghiệm để biết được ý tưởng ban đầu không phù hợp thì bạn có thể chỉ mất 2 tuần để kiểm chứng chúng hay thay vì tiêu sạch 200 triệu trong năm đầu tiên. Bạn chỉ tiêu khoảng 10 triệu trong 2 tuần và nếu khả thi thì bạn làm tiếp còn sau 2 tháng mà bỏ cuộc thì bạn cũng chỉ mất 40 triệu.

4. Học hỏi có kiểm chứng (validated learing)

Đo sự tiến triển trong quá trình sản xuất được tính toán thông qua các sản phẩm chất lượng. Với Lean Startup – khởi nghiệp tinh gọn quá trình đánh giá trong kinh doanh được kiếm chứng thông qua việc học hỏi từ nhu cầu và phản hồi trực tiếp từ khách hàng tạo ra sự chuẩn bị cần thiết trước những rủi ro theo từng phút.

Quy trình sơ lược của Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn

  1. Xây dựng: Hoàn thiện 1 vài tính năng quan trọng và phát hành bản đầu tiên
  2. Đo lường: Đưa sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng để đánh giá tính hiệu quả
  3. Học hỏi: Tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng để thêm bớt, cải thiện, bổ sung các yếu tố cần thiết.

Với Lean Startup, chia nhỏ và làm từng cái nhỏ để đỡ tốn thời gian rồi đem ra kiểm chứng trên thị trường để rút ra các bài học là một trong những điểm mấu chốt ở để tạo ra vòng phản hồi NHANH HƠN – ÍT RỦI RO HƠN – ĐỠ TỐN KÉM HƠN!

Với Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn, bạn cần tự thân giải bài toán mô hình kinh doanh Lean Model Canvas, cùng xem tiếp phần 2 nhé!

Share:

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Categories

You May Also Like

Để đạt được mục tiêu tài chính của mình và đầu tư một cách thông minh, việc lập kế hoạch...
Thật ra nói không ngoa thì trên cơ số những lần tiếp xúc, phải đến 90% các Startup mình gặp...
Đâu là 1 lộ trình quản lý doanh nghiệp thực sự của việc xây dựng 1 bộ máy tự vận...