Gây quỹ từ cộng đồng – Tiếp cận nhà đầu tư – Thương thuyết (Negotiations) – Tài liệu bạn cần – Bước tiếp theo – Phụ lục – Glossary – Sources
Giới thiệu về gọi vốn đầu tư vòng hạt giống
Các startup cần tiền để chi trả trang thiết bị, R&D, thuê văn phòng, trả lương nhân viên, marketing và nhiều nguồn khác. Quan trong hơn cả, mọi startup đều cần sự phát triển vượt bậc trước khi một công ty lớn (nhiều tiền) quyết định tấn công thị trường. Trong đa số trường hợp, startup sẽ nguồn vốn bên ngoài để giải quyết vấn đề nhức nhối này.
Nguồn vốn đầu tiên được startup gọi thường được gọi là vòng vốn “hạt giống” (hoặc tiếng Anh là seed stage). Bài viết này sẽ giúp tóm gọn cho các startup founder các thông tin cần biết về kêu gọi vốn đầu tư vòng hạt giống để có thể đưa doanh nghiệp mình tiến xa trên thị trường nhanh hơn.
Lưu ý đây không phải một bài hướng dẫn huy động vốn hoàn toàn chi tiết. Bài viết này chỉ bao gồm những kiến thức cơ bản mà đa số các startup founder sẽ cần đến. Kiến thức này xuất phát từ kinh nghiệm của mình làm việc, đầu tư tại các công ty startup cũng như cố vấn startups.
Tại sao phải huy động vốn đầu tư?
Nếu không có vốn đầu tư, hầu hết các startup sẽ chết và phá sản. Khoảng tiền cần để biến startup từ số 0 đến giai đoạn profitable (có lãi) thường luôn luôn vượt quá khả năng tài chính của founder. Startup ở đây là một công ty được thành lập để áp dụng công nghệ và tăng trưởng nhanh.
Những công ty có tốc độ tăng trưởng cao đa số luôn luôn cần đốt vốn để đạt tăng trưởng bền vững trước khi chuyển sang giai đoạn đem về lợi nhuận. Cũng có một vài công ty startup thành công ở bootstrap (huy động nguồn vốn nội lực), nhưng đó chỉ là vài trường hợp ngoại lệ.
Tiền không chỉ tạo điều kiện cho startup tồn tại và phát triển, một nguồn kinh phí dự trù cũng luôn luôn là một lợi thế cạnh tranh về mọi mặt: thuê nhân viên trụ cột, marketing và PR, branding, cho đến đưa sản phẩm ra thị trường. Đa số founder chắc chắn sẽ muốn huy động vốn.
Tin vui là hiện nay tại Việt Nam ngày càng có nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là ở Hàn Quốc (Access Ventures, LINE Ventures, Grab Ventures, …). Tất cả đều nhìn thị trường Việt Nam là một thị trường đầu tư tiềm năng, lượng nhân tài về technology rất đáng để chú ý!
Tin xấu là, “Gọi vốn đầu tư vốn dĩ rất khốc liệt”. Quá trình gọi vốn, đặc biệt ở Việt Nam thường dài, tốn sức, phức tạp và yêu cầu phải hạ bớt cái tôi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà mọi công ty và người sáng lập đều phải trải qua, nhưng khi nào mới đúng thời điểm gây vốn?
Khi nào thì gọi vốn đầu tư?
Nhà đầu tư sẽ dễ dàng ra quyết định ký chuyển tiền đầu tư dễ dàng hơn nếu:
- Ý tưởng hấp dẫn, business model (ý tưởng kinh doanh) hợp lý
- Đội ngũ nhà sáng lập có tầm nhìn và khả năng thực thi ý tưởng (thể hiện qua traction – kết quả kinh doanh của doanh nghiệp)
- Tiềm năng thị trường có thật và đủ lớn. Nếu các nhà khởi nghiệp sẵn sàng đáp ứng những điều trên, họ có thể thu gọi vốn về công ty của mình.
Vì thế, startup founders nên gọi vốn ngay sau khi đã xác định cơ hội thị trường, đối tượng khách hàng và sau khi sản phẩm phù hợp với mong đợi của họ và được thị trường đón nhận với doanh số tích cực. Đặc biệt, đừng đợi đến khi bạn gần hết tiền mới nghĩ đến chuyện gọi vốn đầu tư!
Lời khuyên tôi dành cho các bạn là hãy nhân lúc tiền trong ngân hàng của doanh nghiệp còn rủng rỉnh, bạn hãy đi gọi vốn đầu tư. Lúc đó, thứ 1, bạn và nhà đầu tư là một tâm thế hoàn toàn khác; thứ 2, bạn được quyền chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư nếu chỉ có tiền thì thật không đủ.
Bạn hãy nghĩ đến “smart money”, những điều mà nhà đầu tư mang lại không chỉ có tiền. Một số Giám đốc quản lý quỹ trước đây cũng là những nhà sáng lập thành công (bán công ty cho Yahoo,…), và họ lập quỹ. Hay đó là mô hình CVC – Corporate Venture Capital. Họ là những quỹ mà ngay lập tức có thể cho bạn được rất nhiều lời khuyên, hay ngay lập tức trở thành một trong những khách hàng lớn nhất mà bạn có (và đương nhiên là ngay lập tức, bạn sẽ có một traction khổng lồ)
Vậy con số bao nhiêu được gọi là tích cực? Tham khảo bức hình dưới đây nhé!