Rủi ro gọi vốn startup:
Quan hệ giữa RỦI RO và TIỀN MẶT.
Đó là mối quan hệ giữa rủi ro với gọi vốn, và rủi ro với chi phí.
Theo “Thuyết củ hành về rủi ro” của Andy Rachleff , khi các bạn xét một startup từ ngày đầu tiên, các bạn sẽ có đủ thứ rủi ro. Rủi ro về nhóm sáng lập, họ có tiếp tục làm việc với nhau không; sau đó là rủi ro về sản phẩm, các bạn đủ sức làm sản phẩm không; rủi ro về kỹ thuật, các bạn cần đột phá về công nghệ hoặc gì đó để thành công, hoặc có thể làm được hay không?
Rồi rủi ro ra mắt, ra mắt tốt không; rủi ro về thị trường; rủi ro về doanh số,… Một rủi ro lớn đối với nhiều doanh nghiệp là đội ngũ bán hàng, liệu có thể bán đủ doanh số để trả chi phí bán hàng? Và các bạn có rủi ro bán hàng. Nếu là sản phẩm tiêu dùng, các bạn gặp rủi ro tăng trưởng nếu muốn tăng trưởng bùng phát.
Vậy một startup ban đầu có một danh sách dài rủi ro, và cách tôi nghĩ về startup đồng thời là cách nghĩ về gọi vốn, đó là một quy trình bóc tách từng lớp rủi ro khi phát triển. Vậy khi các bạn gọi vốn vòng Seed, các bạn bóc đi 2-3 lớp rủi ro, rủi ro nhóm sáng lập, rủi ro sản phẩm, có thể thêm rủi ro giai đoạn đầu.
Các bạn gọi vốn Series A để bóc thêm lớp rủi ro sản phẩm, có thể bóc đi phần nào rủi ro tuyển dụng, vì các bạn đã xây dựng được đội kỹ thuật rồi. Có thể các bạn bóc thêm rủi ro khách hàng, vì các bạn đã có khách hàng ban đầu. Vậy về cơ bản thì các bạn đang bóc đi từng lớp rủi ro khi phát triển, các bạn loại bỏ rủi ro nhờ đạt được những cột mốc.
Và khi đạt được những cột mốc, các bạn vừa giúp công ty phát triển, vừa điều chỉnh để gọi nhiều vốn hơn. Và các bạn đến gặp những công ty như Venture Capital (Quỹ đầu tư), và gọi vốn cho Series B. Và cách tốt nhất là nói với chúng tôi : “Tôi qua vòng Seed, đạt những cột mốc này, bỏ được những rủi ro này. Tôi qua Series A, đạt những cột mốc này, xóa được những rủi ro này.
Giờ tôi gọi Series B, đây là các cột mốc, đây là các rủi ro, và khi tôi gọi Series C, đây sẽ là trạng thái tôi sẽ đạt.” Rồi các bạn phân bổ ngân sách cho từng rủi ro mà các bạn cần loại trừ ra khỏi việc kinh doanh. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đây là một cách có hệ thống để nghĩ về cách gọi vốn và phân bổ ngân sách.
Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà sáng lập yêu cầu rất nhiều niềm tin.
Sai lầm lớn nhất mà tôi thấy là không ghi rõ giấy trắng mực đen.
Lời khuyên của tôi trong quá trình gọi vốn là hãy làm nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. Đừng bị ám ảnh bởi nó. Vì nhiều lý do, nhà sáng lập vẫn còn cái tôi quá lớn trong chuyện thắng thua khi gọi vốn.
Hãy nhanh nhanh thực hiện nó. Nhưng trong quá trình đó, khi ai đó cam kết với các bạn, thì ngay khi lên xe, các bạn phải gửi email ngay cho họ để xác nhận lại những gì họ vừa hứa. Bởi vì nhà đầu tư có trí nhớ rất ngắn hạn, họ sẽ quên ngay họ đã hứa rằng họ sẽ rót tiền cho các bạn, họ sẽ quên mức định giá của các bạn, và chuyện họ sẽ tìm thêm phi vụ đầu tư khác.
Các bạn có thể tránh được xung đột về sau bằng cách viết rõ ra, và khi họ quên hoặc lãng tránh thì các bạn chỉ cần gửi lại email đó và nói: “Xin nhắc lại…” Và hy vọng họ sẽ trả lời email đó. Vậy, hãy viết ra rõ ràng. Trong khi họp, hãy ghi chú và nhớ theo dõi những điểm quan trọng.
Rủi ro của quỹ đầu tư mạo hiểm
Giới hạn về khái niệm chi phí cơ hội.
Đó không phải là chi phí chúng tôi đầu tư 5 triệu đô vào một công ty. Công ty thất bại và chúng tôi mất tiền. Đó không phải là mất mát chúng tôi lo lắng vì chúng tôi chỉ thắng nếu dám bỏ tiền vào đó.
Nghĩa là với mỗi việc bạn làm, sẽ có hàng đống việc khác bạn không thể làm; nên đó không hẳn là chi phí. Chúng tôi nghĩ về điều đó rất nhiều.
Chi phí chúng tôi lo lắng là cứ mỗi vụ đầu tư, có 2 điều liên quan tới cách vận hành. Hai nguyên tắc là: Thứ nhất, nguyên tắc xung đột: Chỉ đầu tư vào một công ty mỗi danh mục. Nên nếu đã đầu tư vào MySpace. Rồi Facebook ra mắt một năm sau, chúng tôi bỏ.
Mỗi vụ đầu tư đều khóa chúng tôi vào một danh mục. Và rất phức tạp khi thảo luận những điều này trong nội bộ. Vì bạn chỉ biết những công ty đã tồn tại, không thể biết công ty còn chưa ra đời. Nếu bạn lỡ đầu tư cho công ty không chiến thắng và bị khóa vào đó khi kẻ chiến thắng xuất hiện 3 năm sau, và bạn không thể đầu tư. Đó là một vấn đề trong chính sách xung đột.
Vấn đề khác là chi phí cơ hội về thời gian và băng thông cho các đối tác thông thường. Trở lại với việc gia tăng giá trị, chúng tôi là một quỹ điển hình, với các đối tác thông thường. Mỗi đối tác có thể tham gia 10-12 hội đồng quản trị nếu họ làm hết công suất. Cơ bản thì bạn có một cái vé có số lần bấm vé giới hạn, cứ mỗi lần đầu tư thì bấm một lổ.
Khi bấm hết rồi là xong, bạn không đầu tư thêm được nữa. Đó là cách các quỹ đầu tư vận hành. Có thể nói rằng mỗi vị trí còn trống cũng chính là tài sản của quỹ. Nó có thể làm mất cơ hội khác, nhưng mỗi một lần đầu tư, số lượng chỗ trống sẽ giảm đi một, tức là giảm khả năng để quỹ đầu tư vào thương vụ mới.
Nên mỗi vụ đầu tư không chỉ ngăn chặn xung đột mà còn ngăn chặn những cơ hội khác nữa.